Giới Thiệu
TIỂU SỬ ÔNG TRẦN HỮU TRANG
Những năm 1930, ông nổi tiếng với hàng loạt sáng tác như Tô Ánh Nguyệt (1934), Lan và Điệp (1936), nhất là Đời cô Lựu (1937). Ông cộng tác với các gánh hát Trần Đắc, Năm Phỉ, Phụng Hảo, Năm Châu. Những sáng tác sau đó Tìm hạnh phúc, Mộng hoa vương, Chị chồng tôi, Tình lụy... hay Khi người điên biết yêu - cộng tác với Năm Châu,Lê Hoài Nở - tiếp tục gây tiếng vang lớn.
Sau Cách mạng tháng 8, ông hăng hái tham gia kháng chiến, làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến xã Phú Kiết. Năm 1947, ông trở lại hoạt động tại Sài Gòn. Năm 1954, ông lại hoạt động trong phong trào hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1960, ông tham gia Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và được bầu làm Chủ tich Hội Văn nghệ Giải phóng. Ông mất vào ngày 1 tháng 10 năm 1966, tại suối Cây vùng Sa Mát trong một trận bom oanh tạc của Mỹ.
Trần Hữu Trang đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Thành đồng và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996). Tên ông còn được đặt tên cho một con đường, một ngôi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tên của ông còn được đặt cho tên Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và giải thưởng Trần Hữu Trang - một giải thưởng lớn trong lĩnh vực cải lương.
Trường THPT TRẦN HỮU TRANG
Ban giám hiệu trường THPT Trần Hữu Trang thường xuyên thăm các lơp , khảo sát mức độ HS
, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp lấy HS làm trung tâm theo hướng tích
cực hoạt động của HS, quan tâm hướng dẫn HS phương pháp tự học, chủ động sáng tạo. Trường Trần Hữu Trang luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học do Sở GD-ĐT tổ chức để nâng
cao trình độ - hỗ trợ kinh phí cho 2 giáo viên tham gia lớp thiết kế bài giảng trực tuyến
E-Learning. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia hội thi “Dạy học theo chủ đề
tích hợp” - tham gia được 12 bài dự thi - giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng
dạy.